Hotline 0939 629 809

Công thức tính vận tốc trung bình, chuyển động đều và chuyển động không đều - Vật lý 8 bài 3

21:20:3403/08/2020

Thực tế các em thấy khi được cha mẹ chở đi học bằng xe máy hay tự mình đạp xe đi học thì ta thấy lúc xe chạy nhanh, lúc xe chạy chậm, đây chính là một thí dụ của chuyển động không đều.

Vậy công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều được viết như thế nào? thế nào là chuyển động đều và chuyển động không đều chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

I. Chuyển động đều, chuyển động không đều

• Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc không thay đổi theo thời gian

* Ví dụ: chuyển động của đầu kim đồng hồ, của trái đất xung quanh mặt trời,... là các chuyển động đều

• Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc thay đổi theo thời gian

* Ví dụ: Chuyển động của ô tô, xe máy, tàu, thuyền,...

hình 3.1 trang 11 sgk vât lý 8

* Câu C1 trang 12 SGK Vật Lý 8: Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF như hình (3.1 SGK); Quan sát chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp ta được kết quả ở bảng sau đây:

Tên quãng đường AB BC CD DE EF
Chiều dài quãng đường s(m) 0,05 0,15 0,25 0,3 0,3
Thời gian chuyển động t(s) 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0

Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều, chuyển động không đều?

° Lời giải:

- Ta có bảng vận tốc:

Tên quãng đường AB BC CD DE EF
Chiều dài quãng đường s(m) 0,05 0,15 0,25 0,3 0,3
Thời gian chuyển động t(s) 3,0 3,0 3,0 3,0 3,0
Vận tốc trung bình (vtb = s/t) 0,017 0,05 0,083 0,1 0,1

- Chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng AD là chuyển động không đều vì có vận tốc thay đổi theo thời gian.

- Chuyển động của bánh xe trên máng ngang DF là chuyển động đều vì độ lớn vận tốc không thay đổi theo thời gian.

* Câu C2 trang 12 SGK Vật Lý 8: Trong các chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động đều, không đều?

a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang ổn định.

b) Chuyển động của ô tô khi khởi hành.

c) Chuyển động của xe đạp khi xuống dốc.

d) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.

° Lời giải:

• a) là chuyển động đều.

- Giải thích: Vì khi quạt quay ổn định thì vận tốc của cánh quạt có độ lớn không đổi theo thời gian.)

• b), c), d) là những chuyển động không đều.

- Giải thích: Vì khi khởi hành, xuống dốc hay vào ga thì vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian (theo thứ tự là tăng dần, tăng dần và giảm dần).

hayhochoivn

II. Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều

• Trung bình mỗi giây trục bánh xe lăn được bao nhiêu mét thì người ta nói vận tốc trung bình của trục bánh xe trên quãng đường đó là bấy nhiêu mét trên giấy.

• Vận tốc trung bình của một chuyển động không đều trên một quãng đường được tính bằng công thức:

  trong đó: s là quãng đường đi được

 t là thời gian để đi hết quãng đường đó.

* Câu C3 trang 12 SGK Vật Lý 8: Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?

° Lời giải:

- Vận tốc trung bình trên đoạn AB là:

- Vận tốc trung bình trên đoạn BC là:

- Vận tốc trung bình trên đoạn CD là: 

→ Trục bánh xe chuyển động nhanh dần lên vì vận tốc trung bình tăng lên.

III. Vận dụng công thức tính vận tốc trung bình, chuyển động đều, chuyển động không đều.

* Câu C4 trang 12 SGK Vật Lý 8: Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động đều hay không đều? Tại sao? Khi nói ô tô chạy Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc nào?

° Lời giải:

- Chuyển động của ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng là chuyển động không đều vì trong quá trình chuyển động, xe có thể chạy nhanh hay chậm tùy từng thời điểm khác nhau.

- Khi nói ô tô chạy từ Hà Nội đến Hải Phòng với vận tốc 50 km/h là nói tới vận tốc trung bình của xe.

* Câu C5 trang 13 SGK Vật Lý 8: Một người đi xe đạp xuống một đoạn đường dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe lăn tiếp một quãng dường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc, trên quãng dường nằm ngang và trên cà hai quãng đường.

* Tóm tắt: Quãng đường dốc s1 = 120; t1 = 30s

 Quãng đường nằm ngang s1 = 60; t= 24s

 Hỏi vận tốc v1; v2; v?

° Lời giải:

- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường dốc là: 

- Vận tốc trung bình của xe trên quãng đường ngang là: 

- Vận tốc trung bình của xe trên cả hai quãng đường là:

 

* Câu C6 trang 13 SGK Vật Lý 8: Một đoàn tàu chuyển động 5 giờ với vận tốc trung bình 30km/h. Tính quãng đường đoàn tàu đi được.

* Tóm tắt: V = 30km/h; t = 5h; Hỏi S = ?

° Lời giải:

- Quãng đường tàu đi được là: 

Từ công thức v = s/t ⇒ s = v.t = 30.5 = 150(km).

* Câu C7 trang 13 SGK Vật Lý 8: Xác định vận tốc trung bình của một học sinh khi chạy cự li 60 mét trong tiết thể dục theo đơn vị m/s và km/h.

° Lời giải:

- Ta phải dùng đồng hồ bấm giây để xác định thời gian chạy cự li 60 m của học sinh. Giả sử thời gian chạy khi đó là t (s).

- Sử dụng công thức v = s/t để tính vận tốc của học sinh đó.

- Nếu quãng đường s để đơn vị m, thời gian là giây (s) thì đơn vị của v là: m/s.

- Sau đó đổi đơn vị đo từ m/s sang km/h. Ví dụ 1m/s = 3,6 km/h.

Như vậy với nội dung bài này các em cần ghi nhớ chuyển động đều thì có vận tốc không đổi, chuyển động không đều thì vận tốc thay đổi (lúc nhanh, lúc chậm). Công thức tính vận tốc trung bình của chuyển động không đều là vtb = s/t; từ đó có thể suy ra các công thức liên quan s = vtb.t hay t = s/vtb.

Hy vọng với bài viết này các em đã hiểu rõ về chuyển động đều và chuyển động không đều, công thức để tính vận tính trung bình của chuyển động. Mọi góp ý và thắc mắc các em hãy để lại nhận xét dưới bài viết để  ghi nhận và hỗ trợ, chúc các em học tốt.

¤ Các bài viết cùng chương I:

» Bài 2: Vận Tốc

» Bài 4: Biểu Diễn Lực

» Bài 5: Sự Cân Bằng Lực – Quán Tính

» Bài 6: Lực Ma Sát

¤ Có thể bạn muốn xem:

» Mục lục bài viết SGK Hóa 8 Lý thuyết và Bài tập

» Mục lục bài viết SGK Vật lý 8 Lý thuyết và Bài tập

Đánh giá & nhận xét

captcha
...
Ngô Thị Nhật Uyển
Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 100m hết 25s. Xuống hết dốc, xe lăn tiếp 50m trong 20s rồi mới dừng hẳn. Tính vận tốc trung bình của người đi xe trên mỗi đoạn đường và trên cả đoạn đường
Trả lời -
01/11/2021 - 13:28
...
Admin
Chào em, dạng bài này có 1 bài tương tự ad hướng dẫn rồi: đoạn dốc: s1=v1.t1 suy v1 = s1/t1; đoạn hết dốc: s2 = v2.t2 suy ra v2 = s2/t2; vận tốc trung bình cả đoạn đường: v(tb) = (s1 + s2)/(t1 + t2) thay số tính kế quả nhé em
06/11/2021 - 08:21
...
Lương Triệu Long
chúc bạn thi tốt
03/11/2021 - 04:53
...
Lương Triệu Long
v2=s2/t2=50/20=5/2=2.5 m/s (vận tốc của đoạn đường thứ 2)
03/11/2021 - 04:53
...
Lương Triệu Long
v1=s1/t1=100/25=4 m/s (vận tốc của doạn đường đầu)
03/11/2021 - 04:51
...
Lương Triệu Long
vtb=100+50/25+20=150/45=10/3 m/s (vtb cả doạn đường
03/11/2021 - 04:49
captcha
...
Phạm Thành Luân
Một người chuyển động trênmột quãng đường theo 3 giai đoạn sau :Giai đoạn 1 : Chuyển động thẳng với vận tốc 18 km/h trong 3 km đầu tiên Giaiđoạn 2 : Chuyển động biến đổi trong 45 phút với vận tốc 30 km/h Giai đoạn 3 : Chuyển động đều trên quãng đường 8 km trong thời gian 10 phút Tính vận tốc trung bình trên cả quãng đường trên . Hơi rối nên em nhờ adm ạ
Trả lời -
11/10/2021 - 16:58
...
Admin
Chào em, em vẫn tính theo công thức: Vtb = S/t nhé (S = S1+S2+S3 và t= t1+t2+t3) theo 3 giai đoạn ở đề bài cho nha. Chúc em thành công.
17/10/2021 - 07:15
captcha
...
cao tài
admin,cho em hỏi:một người đi xe đạp trên đoạn đg AB.1/3 đoạn đg thứ nhất đi với V=14km/h.1/3 đoạn đg tiếp theo đi với V=16km/h.1/3 đoạn đg cuối đi với V=10km/h.hỏi Vtb=? trên cả quãng đg AB
Trả lời -
02/10/2021 - 15:19
...
Admin
Chào em, Vtb = (S1 + S2 + S3)/(t1 + t2 + t3). Trong đó S1 + S2 + S3 = AB (S1 = S2 = S3 = (1/3)AB; t1 = S1/V1; t2 = S2/V2; t3 = S3/V3 em thay vào công thức và biến đổi để Vtb tính theo các giá trị v1, v2 và v3 bài đã cho nhé.
10/10/2021 - 07:58
captcha
...
Trần viết nghĩa
Hay
Trả lời -
06/07/2021 - 20:46
captcha
...
Nghia
Admi cho em hỏi một người đi xe máy từ thành phố hồ chí minh đến bến tre Trong nữa quãng đường đầu người đó đi với Vtb 30km/h trên quãng đường còn lại trong nữa thời gian đầu người đó đi với Vtb 20km/h và sau đó đi với Vtb 24km/h biết thời gian đi từ thành phố HCM đến bến tre là 3 giờ tính quảng đường mà người đó đi từ thành phố HCM đến bến tre
Trả lời -
06/07/2021 - 20:44
...
Lương Triệu Long
s1=v1*t1=30*1.5=45(km) ; s2=v2*t2=20*3/4=15(km) ; s3=v3*t3=24*3/4=18(km) ; s=s1+s2+s3=45+15+18=78(km)
03/11/2021 - 05:08
...
Lương Triệu Long
tóm tắc v1=30km/h t1= 1/2*3=1,5(giờ) v2=20km/h t2= 1/4*3=3/4(giờ) v3=24km/h t3= 1/4*3=3/4(giờ) ____________________________ s=?(km)
03/11/2021 - 05:03
captcha
...
Nghiêm thọ quỳnh
Tôi đi đc 18 km và mất 41 phút Hỏi vận tốc trung bình là bao nhiêu
Trả lời -
25/05/2021 - 20:58
...
Admin
Đổi 1h = 60 phút; ta có (60/41)*18 = ~27 km (lấy tròn số), chúc bạn học tốt !
01/06/2021 - 11:25
captcha
...
Hà Quỳnh Anh
Admin cho em hỏi "Bạn Chinh lớp 6A trong gườ chạy đc 150m hết thời gian là 25 giây. a)Hãy tính vận tốc trung bình của bạn Chinh ra m/s và km/h b)Chuyển động của bạn Chinh là đều hay ko đều
Trả lời -
30/03/2021 - 21:27
...
Admin
Bài này em vận dụng công thức, v = S/t = 150/25 = 6(m/s); theo km/h thì đổi quãng đường 150m ra km, thời gian 25s ra giờ. Chuyển động chạy là không đều vì vận tốc thay đổi theo thời gian em nhé.
04/04/2021 - 17:34
captcha
...
Đặng Thanh Nhàn
vtb được tính bằng công thức vtb = (v1+v2)/2 khi nào vậy ạ
Trả lời -
09/03/2021 - 00:21
captcha
...
Hiền Anh
Cô ơi làm sao để đổi km/h sang m/s , m/s sang km/h ạ
Trả lời -
03/01/2021 - 09:19
...
Admin
Em đổi 1km = 1000m; 1h = 3600s; cứ thế làm thôi em, em xem ở bài tập trên có đổi đơn vị đó em
04/01/2021 - 14:04
captcha
...
mộc trà
cô ơi làm sao để biết là nên đổi ra km/h hay m/s ạ
Trả lời -
22/12/2020 - 11:18
...
Admin
Em để đơn vị như vậy là đúng rồi, hoặc là km/h hoặc là m/s là được em nha. Tùy bài toán người ta cho như nào, ta có thể để km/h hoặc m/s đều được em nhé.
23/12/2020 - 08:45
captcha
Xem thêm bình luận
10 trong số 14
Tin liên quan